Tìm kiếm nội dung hỏi đáp
Gia đình có anh đã nhập ngũ thì người em có được miễn nhập ngũ không?
Ngày trả lời: 19/05/2022 10:40
Trả lời:
Bạn Hữu Đạt thân mến!
Tại Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về các trường hợp được miễn nhập ngũ như sau:
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp gia đình có anh đã nhập ngũ thì người em vẫn phải nhập ngũ nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định hiện hành.
Tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
Không xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Ngày trả lời: 19/05/2022 09:36
Trả lời:
Bạn Mai Huyền thân mến!
Căn cứ Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, theo quy định như trên, công ty có nghĩa vụ phải hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.
Không xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo đó, công ty có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Ngày trả lời: 19/05/2022 09:21
Trả lời:
Bạn Quang Thắng thân mến!
Quy định về việc phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Theo Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
1. Loại điều kiện lao động
a) Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
b) Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
c) Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
2. Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này.
Quy định về mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
Điều 4. Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động
Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích như sau:
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).
2. Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
QĐ 08/2022/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ
Ngày trả lời: 19/05/2022 08:22
Trả lời:
Bạn Huỳnh Thị Mỹ Tiên thân mến!
Trường hợp của bạn có thể tham khảo tại Điều 4 Chương II Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg
Điều 4. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.
2. Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 01 tháng 4 năm 2022.
3. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Ngày trả lời: 18/05/2022 11:16
Trả lời:
Bạn Phan Nhị thân mến!
- Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này".
Cùng với đó, theo Điểm a Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nếu người dân có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng sẽ được cấp đổi.
Còn lại, pháp luật không bắt buộc phải cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ mới.
- Mức thu theo Nghị Quyết 08/2021/NQ-HĐND ngày 12/3/2021.
- Trường hợp tách sổ ông bà có thể liên hệ trực tiếp nhân viên Quầy hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai của Thành phố tại Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính công số 54 Hùng Vương để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể trường hợp hồ sơ của mình. Số điện thoại liên hệ: 0255.393.5555.
Những giấy tờ cần thiết để đổi thẻ hướng viên du lịch quốc tế
Ngày trả lời: 18/05/2022 11:27
Trả lời:
Bạn Văn Khôi thân mến!
Bạn có thể tra cứu trực tiếp TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên trang https://motcua.quangngai.gov.vn/trang-chu?p_p_id=tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet&p_p_lifecycle=1&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-3&p_p_col_count=3&_tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet_javax.portlet.action=traCuuTTHC, hoặc có thể liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn Quầy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Trung tâm PV Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh, điện thoại 0255.3935555
Xin giấy phép xây dựng
Ngày trả lời: 18/05/2022 11:25
Trả lời:
Bạn Tấn Linh thân mến!
Bạn có thể tra cứu trực tiếp TTHC của UBND thành phố Quảng Ngãi trên trang https://motcua.quangngai.gov.vn/trang-chu?p_p_id=tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet&p_p_lifecycle=1&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet_javax.portlet.action=tracuuTTHCACT, hoặc có thể đến liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn tại bộ phận một cửa UBND thành phố Quảng Ngãi, điện thoại 0255 3 836 440
Có được tính phép năm đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không? Nghỉ trong giờ làm việc được quy định thế nào?
Ngày trả lời: 18/05/2022 10:23
Trả lời:
Bạn Duy Anh thân mến!
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có quy định:
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
- Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong năm vẫn được tính thời gian làm việc để tính ngày phép hàng năm cho người lao động. Nhưng với điều kiện thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đó không được quá 2 tháng trong vòng 1 năm.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và Sở LĐTBXH đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ?
Ngày trả lời: 18/05/2022 10:19
Trả lời:
Bạn Đức Lân thân mến!
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ
Căn cứ Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ
Căn cứ Điều 9 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn.
2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Báo cáo định kỳ hằng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn cùng với báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản có được không?
Ngày trả lời: 17/05/2022 17:49
Trả lời:
Bạn Văn Quang thân mến!
Căn cứ Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định về hình thức hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải được lập thành văn bản, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm thì không bắt buộc phải là văn bản.