Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
13/05/2022
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 613/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch mang tính hệ thống, định hướng bao quát, dài hạn, trong đó quá trình cơ cấu lại nông nghiệp gắn chặt hơn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở nền tảng, động lực là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và thị trường.
Trên cơ sở đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản của tỉnh bình quân khoảng 4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, trong khi đó tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, gắn với phát triển các loại hình du lịch sinh thái; năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững khoảng 10.000 – 20.000 ha trong giai đoạn 2021 – 2025 và trên 40.000 ha giai đoạn 2026 - 2030. Tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 52% (năm 2025).
Tổng sản lượng thủy sản đạt 275.000 tấn/năm, giá trị thủy sản xuất khẩu đạt 25 triệu USD.
Trên 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trên 60% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 30% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch đề ra mục tiêu nền nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi phát triển hiện đại, 100% các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao; hoạt động sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất; người nông dân có mức thu nhập cao từ nông nghiệp.
Cùng với 8 nhóm định hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Kế hoạch cũng xác định các nhóm giải pháp trọng tâm thực hiện như: Tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động; đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,...
P.V
Tin liên quan
-
Sản lượng bán hàng các loại thép Hòa Phát tháng 4 đạt gần 600.000 tấn
-
Phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh
-
Infographic: Danh sách 10 cảng cạn ở Việt Nam
-
VNPT tưng bừng ưu đãi chào đón SEA Games 31
-
Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam đổi tên thành Công ty TNHH Doosan Enerbility Việt Nam
-
Hòa Phát đạt hơn 44.000 tỷ doanh thu và 8.200 tỷ lợi nhuận sau thuế trong Quý I
-
Đại học Phạm Văn Đồng ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO Chu Lai)
-
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
-
Hội thảo kết nối Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi
-
Tham gia Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên - Gia Lai
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 414
Tổng số lượt xem: 6509053