Truy cập nội dung luôn

Một số nội dung trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh từ ngày 3-7/6/2024.

11/06/2024 16:08    208

Thiện công khai dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2024 cho các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Tăng cường công tác điều hành giá; Triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; Thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2024-2030.. là một số nội dung trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh từ ngày 3 – 7/6/2024.

Thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước hàng năm

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2867/UBND-KTTH chỉ đạo thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với việc công khai dự toán ngân sách hằng năm chưa đảm bảo thời gian theo quy định nêu tại Báo cáo số 97/BC-UBND ngày 27/5/2024 của UBND tỉnh. Đối với các năm tiếp theo, thực hiện việc công khai dự toán ngân sách phải đảm bảo theo quy định. Trường hợp chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, không đảm bảo thời gian thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công khai dự toán ngân sách hàng năm đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giao Sở Tài chính kịp thời hướng dẫn, chịu trách nhiệm rà soát, theo dõi, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình công khai dự toán ngân sách địa phương hàng năm đảm bảo theo quy định.

Giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2024 cho các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 666/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024 cho các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai đối với người lao động ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thu Quỹ phòng, chống thiên tai đối với cán bộ, công chức cấp xã và người lao động khác trên địa bàn chuyển vào tài khoản của Cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh  theo đúng thời gian quy định.

Cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh có trách nhiệm thu Quỹ của lực lượng vũ trang (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công An tỉnh) và thông báo Kế hoạch thu Quỹ năm 2024 cho các địa phương, đơn vị được quy định.

Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, lực lượng vũ trang, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức Chính trị - Xã hội, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai đúng quy định.

Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện theo dõi tình hình nộp Quỹ của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh, đôn đốc và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nộp Quỹ.

Tăng cường công tác điều hành giá

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2886/UBND-KTTH chỉ đạo tăng cường công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03/5/2024 của Văn phòng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; theo thẩm quyền chủ động có biện pháp, giải pháp quản lý phù hợp, kịp thời, điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; chủ động dự báo và có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, điều tiết hoạt động sản xuất, bảo đảm cung ứng, lưu thông, phân phối, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các mặt hàng có quyền số cao trong chỉ số giá tiêu dùng.

 Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Giao Sở Tài chính thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để kịp thời tham mưu UBND tỉnh các giải pháp, biện pháp điều hành giá, kiểm soát lạm phát trong giới hạn đề ra theo chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tiễn của tỉnh.

Triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo kế hoạch, việc phát triển ngành hàng sắn hướng đến mục tiêu ổn định, hiệu quả, bền vững; xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn, miền núi; nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả tỉnh đạt khoảng 250-300 nghìn tấn, đảm bảo cung cấp nguyên liệu để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol...); Diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%; Diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%; Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 150-180 triệu USD.

 Tầm nhìn đến năm 2050, Ngành hàng sắn của Quảng Ngãi tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 180-200 triệu USD.

Kế hoạch tiếp tục tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 276/KH-TU ngày 14/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể; nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.  

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tổ chức triển khai thực hiện như: Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật; Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Phân công nhiệm vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp, thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch. Tổ chức đối thoại định kỳ với người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp về chấp hành các quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động,

Tiếp tục tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 120/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 276/KH-TU ngày 14/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể; nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.  

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tổ chức triển khai thực hiện như: Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật; Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Phân công nhiệm vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp, thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch. Tổ chức đối thoại định kỳ với người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp về chấp hành các quy định pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2024-2030

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Nội dung kế hoạch bao gồm các mục tiêu: Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp và hoàn thành vào năm 2025, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030 theo hướng dẫn, quy định của Trung ương; Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: Quản lý được 60% số cơ sở lao động vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

 Trên 60% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống, được khám phát hiện, quản lý bệnh nghề nghiệp theo quy định vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

 Đến năm 2025: Lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở; 100% các cơ sở lao động được tuyên truyền về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động nơi làm việc; 100% người lao động có tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định; 100% số người lao động thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện về sơ cấp cứu; 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng. Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: Tiếp tục duy trì các kết quả đã đạt được; giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.

Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu, cụm công nghiệp được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

Huy động sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức điều tra kịp thời đối với các vụ tai nạn lao động chết người, bị thương nặng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động.

 Nâng cao năng lực trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp, công tác sơ cấp cứu người lao động tại nơi làm việc

Tăng cường công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp. Cập nhật hồ sơ quốc gia về amiăng với sức khỏe con người.

 Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động theo quy chuẩn Quốc gia, phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của các cơ sở lao động. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện quan trắc môi trường lao động, đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc.

Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục, huấn luyện, tư vấn sức khỏe. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.

Triển khai huấn luyện, tuyên truyền giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ quản lý, đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động, đặc biệt là người lao động làm việc trong thời gian ngắn hạn.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động, trong các hoạt động phối hợp với cơ quan Nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các quy định, các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, các sáng kiến cải tiến công nghệ, kỹ thuật tại các cơ sở lao động, các cơ quan, tổ chức, huy động sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động.

 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống giám sát trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, giám sát các trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế.

BTV

Số lượt truy cập: 551

Tổng số lượt xem: 18860764


Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1511/QĐ-UBND Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1505/QĐ-UBND Tặng Bằng khen cho 04 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham mưu, tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo và bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ngãi - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”

 

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 758/QĐ-UBND thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm Mã số: 21/2024; được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lần đầu ngày 03/4/2020; thay đổi lần thứ 01, ngày 02/4/2024 cho Công ty TNHH Xây dựng và Viễn thông Thuận Phát; địa chỉ trụ sở chính tại: N1.4-28, Khu đô thị An Phú Sinh, phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, mã số doanh nghiệp 4300733781.



UBND tỉnh ban hành Quyết định số 750/QĐ-UBND Quy định việc sử dụng các loại biểu mẫu trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

 

 

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1464/QĐ-UBND Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý tại tỉnh Quảng Ngãi

 

 

Chủ tịch ban hành Quyết định số 1460/QĐ-UBND Phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa, thành phần 1 tại Điều 1 Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh để đầu tư hoàn thành của dự án, từ năm 2019-2025


CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NGÃI

Địa chỉ: 52 Hùng Vương, Nguyễn Nghiêm, Quảng Ngãi

Điện thoại Ban Biên tập: 0255 3712 135 - Fax: 0255 3 822 217 - Email: bbt@quangngai.gov.vn

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Việt - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi

Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này