Truy cập nội dung luôn

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ THỊ TRẤN TRÀ XUÂN NĂM 2023

10/03/2023 10:00    114

Thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 01/3/2023 của Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng về Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn huyện Trà Bồng. Ủy ban nhân dân thị trấn Trà Xuân xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023, cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

-  Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;

-  Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Công văn số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023;

- Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 09/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020);

-  Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 09/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về Phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021);

- Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 28/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022);

-  Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 (triển khai Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ);

 

- Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 09/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương (triển khai Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020);    

- Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 24/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”;

- Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động các cơ quan Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025.

- Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 12/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh về Phát triển Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 23/6/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 02/8/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi vê Truyên thông về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025.

 - Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 13/9/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiên mặt giai đoạn 2022- 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Kế hoạch sổ 2778/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND huyện Trà Bồng về việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 2637/KH-UBND ngày 07/9/2021 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 09/3/2023 của UBND huyện về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện năm 2023.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng, hình thành hạ tầng, nguồn nhân lực đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của thị trấn Trà Xuân. Phổ cập kiến thức chuyển đổi số cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của chính quyền thị trấn. Nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn thị trấn Trà Xuân, góp phần đưa thị trấn Trà Xuân nằm trong nhóm có chỉ số cao về Chuyển đổi số; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân trên địa bàn thị trấn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động cơ quan nhà nước

- Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của thị trấn nằm trong nhóm 1-3/16 xã, thị trấn;

- 90% hồ sơ công việc của thị trấn được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thị trấn được tiếp nhận, xử lý theo cơ chế một cửa, một cửa điện tử liên thông; phấn đấu thấp nhất 20% trên tổng số hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được cập nhật qua Hệ thống thông tin báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi;

- Tăng cường phát triển, tích hợp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của thị trấn; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành của UBND thị trấn, thúc đẩy cải cách hành chính và triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;

- 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp;

- Công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến;

- Trang thông tin điện tử của thị trấn công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng;

- Giảm tối đa từ 60% - 80% việc sử dụng tài liệu giấy các văn bản chỉ đạo, điều hành của thị trấn (trừ văn bản mật);

- Thực hiện có hiệu quả những phần mềm đã được đưa vào ứng dụng trong các cơ quan Nhà nước như phần mềm: Phần mềm Một cửa điện tử liên thông, phần mềm quản lý văn bản và điều hành iOffice, phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phần mềm quản lý hộ tịch,...;

- 100% cán bộ, công chức thị trấn được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin;

- 100% công chức, viên chức, người lao động được gắn định danh số;

- Hệ thống thông tin truyền thanh thị trấn triển khai ứng dụng công nghệ số, nền tảng số;

- Thực hiện số hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp,… tạo nền tảng phát triển chính quyền số của huyện, thị trấn; từng bước mở dữ liệu của cơ quan Nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

b) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 70% hộ gia đình;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 20%;

- Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh thực hiện cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền điện tử đạt trên 20% ;

- 100% các trường học sử dụng nền tảng số trong công tác giảng dạy và hoạt động quản lý;

- Phấn đấu 20% hộ gia đình có địa chỉ số;

1.3. Bảo đảm an toàn thông tin

- 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;

- 100% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ;

- 100% người đứng đầu của các đơn vị, tổ chức nhà nước trên địa bàn thị trấn được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin;

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin;

- 100% cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách của cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách

a) Tổ chức rà soát, tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền thực hiện của thị trấn để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công cuộc chuyển đổi số ở địa phương, trong đó ưu tiên các cơ chế chính sách, kế hoạch cụ thể ở địa phương như: Chính sách hợp tác phát triển chuyển đổi số, Chính sách đãi ngộ thu hút và phát triển nguồn nhân lực CNTT, Chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chuyển đổi số, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính sách phát triển thương mại điện tử, Chính sách hỗ trợ nông nghiệp chuyển đổi số,…

b) Ưu tiên nguồn vốn đầu tư đảm bảo cho kế hoạch chuyển đổi số của thị trấn, coi đầu tư cho ứng dụng CNTT là đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí kinh phí không dùng vốn đầu tư công để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số.

2. Xây dựng hạ tầng chuyển đổi số

a) Phát triển chính quyền số

- Phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng chất lượng cao theo hướng thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo kết nối thông suốt, mở rộng các đối tượng liên quan tham gia một cách thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ cho chuyển đổi số của thị trấn;

- Xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị họp trực tuyến của thị trấn để nâng cao chất lượng các cuộc họp, trao đổi chuyên môn, phổ biến văn bản và đào tạo, tập huấn qua hình thức trực tuyến.

- Đầu tư trang thiết bị CNTT, các phương tiện khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả hồ sơ thị trấn;

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở thị trấn;

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, bảo vệ, ứng cứu các hệ thống thông tin đảm bảo khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên không gian mạng, sẵn sàng triển khai các giải pháp phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn thị trấn.

b) Phát triển xã hội số

- Phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin huyện triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT thuận lợi trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phổ biến đường lối chính sách, pháp luật; giáo dục về giới tính, nhân quyền, bình đẳng giới, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số; cung cấp thông tin hướng nghiệp, việc làm phù hợp với trình độ, nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số;

- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đẩy nhanh phổ cập Internet; cung cấp thiết bị số, điện thoại thông minh giá rẻ để phổ cập chuyển đổi số đến toàn thị trấn;

- Đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt trên địa bàn thị trấn;

c) Phát triển kinh tế số

- Phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số.

- Triển khai kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh.

3. Phát triển nguồn nhân lực

a) Thường xuyên cử lãnh đạo thị trấn tham gia các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo thị trấn về chuyển đổi số, kỹ năng lãnh đạo chuyển đổi số, trên môi trường số; kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, công chức; cử cán bộ, công chức thị trấn tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin do tỉnh, huyện tổ chức. Phối hợp với các ban ngành huyện xây dựng chương trình, tài liệu phổ biến kiến thức rộng rãi trong Nhân dân về kỹ năng sử dụng CNTT, các hệ thống ứng dụng của cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính, kiến thức cơ bản về chuyển đổi số. Đẩy mạnh phong trào tự học tập, tuyên truyền, chủ động nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức các kiến thức về CNTT, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ.

b) Phối hợp với các ban ngành huyện xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo nhân lực, kiến thức cho doanh nghiệp trong thị trấn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương và hội nhập quốc tế; đề cao trách nhiệm, hành động của từng cán bộ, đảng viên đối với ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng Chính quyền điện tử.

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên Đài truyền thanh thị trấn, Trang thông tin điện tử thị trấn,… về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT; phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn thông tin trong cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và trong cộng đồng, xã hội; phổ cập, sử dụng dịch vụ Chính quyền số trong các giao dịch hành chính công đến người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị trấn.

2. Phát triển các mô hình liên kết giữa các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có đủ năng lực và điều kiện tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyển đổi số.

- Đẩy mạnh việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4.

3. Giải pháp môi trường chính sách

- Quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản về chuyển đổi số, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ thông tin cùng tham gia, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Nhà nước theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin;

- Thực hiện tốt các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan Nhà nước;

- Gắn kết vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính thị trấn đối với nhiệm vụ chuyển đổi số trong mọi hoạt động hành chính của chính quyền thị trấn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu về chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành công việc hàng ngày.

4. Giải pháp tài chính

- Ưu tiên nguồn ngân sách của thị trấn cho hoạt động xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số. Phát triển, mở rộng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND thị trấn. Tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các tổ công nghệ số cộng đồng;

- Trình UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị tin học, máy tính, hạ tầng mạng nội bộ nhằm đảm bảo điều kiện tối thiểu cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của thị trấn;

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nguồn kinh phí đảm bảo cho việc chuyển đổi số tại thị trấn phù hợp với yêu cầu triển khai nhiệm vụ hàng năm;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của thị trấn.

5. Giải pháp tổ chức, triển khai

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của UBND thị trấn;

- Nâng cấp hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai tập trung đồng bộ các ứng dụng;

- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số; xây dựng, phê duyệt ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số hàng năm của UBND thị trấn;

- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng công chức được phân công phụ trách công nghệ thông tin tại UBND thị trấn;  

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số; tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng, chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn. Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của huyện, thị trấn; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

 Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: Ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thị trấn

Nghiên cứu, đề xuất với UBND thị trấn, Chủ tịch UBND thị trấn để triển khai thực hiện chủ truơng, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển khai kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn.

2. Bộ phận Văn phòng – Thống kê thị trấn

- Tham mưu UBND thị trấn rà soát hạ tầng công nghệ thông tin, đề xuất UBND huyện bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết nhằm phục vụ công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền số trên địa bàn thị trấn và phát triển các dịch vụ thông minh nhằm phục vụ trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thị trấn.

- Phối hợp các ban ngành thị trấn tăng cường cập nhật tin, bài, video, phóng sự lên chuyên mục “Chuyển đổi số” trên Trang thông tin điện tử thị trấn nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và các ứng dụng dịch vụ thông minh đến với người dân.  

- Tham mưu UBND thị trấn xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong quá trình thực hiện chương trình chuyển đối số, phát triển chính quyền số.

- Vận hành Trang thông tin điện tử hoạt động đảm bảo theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Tham mưu UBND thị trấn chỉ đạo tăng cường việc triển khai thực hiện cơ chế chuyển đổi việc tiếp nhận hồ sơ trực tiếp sang tiếp nhận hồ sơ trực tuyến tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ phận Một cửa thị trấn. Phối hợp Bưu điện huyện, Cửa hàng Viettel Trà Bồng triển khai dịch vụ bưu chính công ích trong quá trình tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

- Chủ trì phối hợp các ngành chuyên môn rà soát, lựa chọn các thủ tục hành chính phù hợp để tham mưu UBND huyện đề xuất UBND tỉnh công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính đảm bảo chỉ tiêu theo lộ trình chung của tỉnh đề ra.

- Hướng dẫn cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách thị trấn vận hành và triển khai có hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh; đôn đốc các ban ngành thực hiện công tác báo số lên trang báo cáo số của tỉnh, chính phủ đảm bảo đúng thời gian quy định.

- Trực tiếp hỗ trợ triển khai và hỗ trợ kỹ thuật vận hành Bộ phận Tiếp nhận Trả kết quả thị trấn.

- Theo dõi trên phần mềm Quản lý và điều hành văn bản việc gửi nhận văn bản tích hợp chữ ký số của thị trấn.

- Hướng dẫn thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tại Bộ phận một cửa thị trấn.

- Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân thực hiện chuyển đổi số theo hướng toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Tích cực hướng dẫn, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Bộ phận Tài chính - Kế toán thị trấn

Tham mưu Chủ tịch UBND thị trấn bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch từ nguồn kinh phí được giao (ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai các ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đối số, xây dựng chính quyền số tại thị trấn)

4. Các ban ngành thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan

- Chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, đề án để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; trước mắt khẩn trương triển khai đối với các dịch vụ thiết yếu như: thanh toán tiền điện, nước, các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, nộp các loại thuế, phí hàng năm...

- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; nghiêm túc khắc phục những hạn chế, yếu kém trong triển khai dịch vụ công trực tuyến trong thời gian qua; tích cực hướng dẫn, phục vụ tốt và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và tuyên truyền chính sách giảm 50% phí, lệ phí khi nộp hồ sơ trực tuyến theo Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh.  

5. Đề nghị Đoàn thanh niên thị trấn

Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành đào tạo, phổ biến kiến thức chuyển đổi số cho thanh niên trên địa bàn thị trấn, lấy thanh niên là lực lượng nòng cốt để lan tỏa, hỗ trợ người dân chuyển đổi số. Giúp thanh niên lập nghiệp gắn với chuyển đổi số.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chính trị - xã hội thị trấn

Xây dựng kế hoạch phù hợp tham gia tuyên truyền sâu rộng về Chương trình Chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, đoàn viên, người lao động và Nhân dân trên địa bàn thị trấn, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân về chuyển đổi số, tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ số góp phần hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.

7. Trách nhiệm của cộng đồng

Cộng đồng khu dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân chủ động, tích cực nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban nhân dân thị trấn Trà Xuân . Đề nghị các ban ngành thị trấn và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, các ban ngành, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo UBND thị trấn (qua Văn phòng – Thống kê thị trấn) để xem xét, chỉ đạo thực hiện./.

Tài liệu đính kèm: Kh 32 KH Chuyen doi so nam 2023.pdf

Chung nhan Tin Nhiem Mang