Truy cập nội dung luôn

UBND Xã Ba Trang

Huyện Ba Tơ

Tỉnh Quảng Ngãi


Thực hiện công văn số 01/TTHC ngày 05/01/2024 của Trung tâm phục vụ kiểm soát TTHC tỉnh Quảng Ngãi về tham khảo Sổ tay “Hiện đại hóa nền hành chính thông qua chuyển đổi số - Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp”

Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang thông tin để các ngành, đơn vị, các thôn triển khai tham khảo (có sổ tay kèm theo).

/documents/561165/0/S%E1%BB%95+tay.pdf/ec4a8e64-4fea-4924-b892-3112f6e0daf9

 

10/01/2024

Ngày 29/12/2023 Bộ TT&TT ban hành Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT  Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số (Quyết định này thay thế Quyết  định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0).

Uỷ ban nhân dân triển khai và thông tin đến với các cơ quan, đơn vị, Hội đoàn thể, các thôn biết triển khai thực hiện.

/documents/561165/20555224/QD2568+C%E1%BB%A6A+BO+TTTT+VE+BAN+HANH+KHUNG+KIEN+TRUC+CPDT+3.0.PDF/4e2e8b62-abf5-40fb-8e97-60c0eb554fdb

 

09/01/2024

1. Thành phần tham dự:
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy; Thường trực HĐND xã;
- Đại diện Khối vận Đảng ủy xã;
- Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn thuộc UBND xã;
- Ban Thường trực UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH xã;
- Bí thư chi bộ, trưởng thôn Cây Muối;
- Nhân dân tổ Sa Lung, thôn Cây Muối.

2. Thời gian tổ chức:
Lúc 07 giờ 30 phút, ngày 26/9/2023 (sáng thứ 3)
3. Địa điểm:
Tại tổ Sa Lung, thôn Cây Muối, xã Ba Trang.

/documents/561165/20639980/TB+%C4%91%E1%BB%91i+tho%E1%BA%A1i+v%E1%BB%9Bi+nh%C3%A2n+d%C3%A2n+t%E1%BB%95+Sa+Lung.pdf/199d8cdd-1261-4d07-947b-3b75566c3024

25/09/2023

Dịch vụ công trực tuyến Toàn phần gồm có 07 dịch vụ (file đính kèm /documents/561165/20639980/TTHC+tr%E1%BB%B1c+tuy%E1%BA%BFn+to%C3%A0n+tr%C3%ACnh+%28M%C4%904%29.xlsx/9c486abb-ff35-4e15-8a68-ea317fff4335)

Dịch vụ công trực truyến một phần gồm có 49 dịch vụ (file đính kèm /documents/561165/20639980/TTHC+tr%E1%BB%B1c+tuy%E1%BA%BFn+m%E1%BB%99t+ph%E1%BA%A7n+%28M%C4%903%29.xlsx/6a0d5c54-214b-4273-a7c6-370e19a1e744)

21/09/2023

* Tổng quan chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội. Không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

Một số ví dụ thường thấy hiện nay về Chuyển đổi số: Đặt hàng, mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, không giới hạn về vị trí địa lí, tiết kiệm chi phí đi lại; book xe công nghệ Grab, Uber…

Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không muốn thì chuyển đổi số vẫn đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng biến đổi, vận động. Mỗi người cũng cần phải thay đổi, thích nghi nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dụa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có hình mẫu chung cho tất cả, do vậy từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, phù hợp với mình.

1. Chính quyền số:

Là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời và ban hành chính sách tốt hơn

2. Xã hội số:

Công dân số: Là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lí trước các ảnh hưởng của môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.

Ví dụ: Công dân có thiết bị di động hình thành thói quen về giao tiếp trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, học trực tuyến…

Y tế số: Khám chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân.

Giáo dục số: Giảng bài, nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến…

Xã hội số là xã hội có công dân số tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số…

3. Kinh tế số:

Là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo sản phẩm “made in Viet Nam”.

Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa đơn dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn.

Với quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số, UBND xã Ba Trang đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên phải chủ động tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công chuyển đổi số trên địa bàn xã.

 Biên tập: Nguyễn Văn Long (UBND xã Ba Trang)

18/09/2023

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra cải cách hành chính trong đó chú trọng việc phối hợp và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền để cán bộ, công chức nghiêm túc thực hiện; tổ chức, công dân nắm được quy định để thực hiện và kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trong việc triển khai và tổ chức kiểm tra, đôn đốc kịp thời việc thực hiện các kế hoạch cải cách hành chính của xã nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức về cải cách hành chính trong cơ quan mình quản lý; quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tụy phục vụ Nhân dân

2. Cải cách thể chế

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật.

- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý, phát hiện những văn bản chồng chéo, hết hiệu lực để sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi cao.

3. Cải cách thủ tục hành chính

- Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính đang triển khai áp dụng, trên cơ sở kết quả rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính.

- Thực hiện kịp thời việc rà soát, thống kê các thủ tục hành chính ban hành mới, các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế; đồng thời công khai, duy trì và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

- Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nhằm nâng cao chất lượng các quy định hành chính, nâng cao vai trò của cá nhân, tổ chức trong giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.

4. Cải cách tổ chức bộ máy

- Thực hiện bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực đúng vị trí việc làm đúng theo quy định cấp trên.

- Chủ động trong thực hiện thẩm quyền phân cấp, phân quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ, công chức.

- Thực hiện thường xuyên việc cải tiến lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế làm việc của các cơ quan cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

5. Cải cách chế độ công vụ

- Tiếp tục thực hiện Đề án xác định vị trí việc làm, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức theo số lượng và cơ cấu hợp lý theo quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của tỉnh, thành phố. Bố trí, phân công cán bộ, công chức đảm nhiệm các công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Việc đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phải theo các tiêu chí cụ thể gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời phải xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm, về đạo đức cán bộ, công chức, các quy định về văn hoá công sở nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức.

 6. Cải cách tài chính công

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về chế độ tự chủ thực hiện khoán kinh phí quản lý hành chính, phát huy tính chủ động tích cực, hiệu quả trong công việc.

7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

- Trang bị thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển chính quyền điện tử. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc. Phát triển, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3 và 4 (Một phần và Toàn trình).

- Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số, thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định.

- Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số, định danh số, chuyển đổi số và niêm phong điện tử trong xử lý văn bản hành chính, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.

- Thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh công tác thông tin truyên truyền; tiếp phát các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước.

- Tiếp tục duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trên môi trường mạng vào hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn xã.

(Một số văn bản đính kèm: /documents/561165/20555224/K%E1%BA%BF+ho%E1%BA%A1ch+s%E1%BB%91+22+v%E1%BB%81+tuy%C3%AAn+truyen+CCHC+2023+x%C3%A3+Ba+Trang.pdf/18b2d436-d260-4de1-9935-ac76d77371e9/documents/561165/20555224/Quy%E1%BA%BFt+%C4%91%E1%BB%8Bnh+s%E1%BB%91+252+ban+h%C3%A0nh+k%E1%BA%BF+ho%E1%BA%A1ch+CCHC+n%C4%83m+2023+x%C3%A3+Ba+Trang.pdf/b72a20e7-de9e-4f9d-83d9-495cabd0fa91)               

Biên tập: NGuyễn Văn Long (VP Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang)

18/09/2023

+ Kết quả thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC: Thực hiện 100% TTHC được nhập trên phần mềm một cửa; công tác số hoá hồ sơ đang triển khai thực hiện có hiệu quả (điểm trung bình đánh giá trên hệ thống 9,2 điểm).

+ Tổng hợp, cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ TTHC: Đến thời điểm báo cáo đã tiếp nhận giải quyết hồ sơ 485 hồ sơ, trả trước hạn 478 (tỷ lệ 98,55%), trả quá hạn 07 (tỷ lệ 1,45%), đang giải quyết 0 hồ sơ, hồ sơ thực hiện nộp trực tuyến 77 hồ sơ (tỷ lệ 16,77% so với các TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến). 

+ Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến quy định TTHC: Trong 9 tháng đầu năm 2023 địa phương không có phản ảnh kiến nghị liên quan đến quy định TTHC./documents/561165/20555224/Thong+ke+ho+so+TTHC+theo+don+vi+Ba+Trang+13_09_2023.xlsx/b9f8afae-8f82-42f2-91ac-3f56fbae815d

Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang

13/09/2023

Ngày 23/5/2023, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tơ ban hành công văn số 1069/UBND về triển khai sử dụng chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, công dân nộp hồ sơ Dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số cộng đồng theo mô hình chữ ký số từ xa (NEAC) thông qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể theo link hướng dẫn sau:  https://admin.quangngai.gov.vn/html/js/editor/ckeditor/editor/filemanager/browser/liferay/frmresourceslist.html#

Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang trân trọng kính thông báo để cán bộ, công chức và nhân dân biết./.

25/05/2023

Ngày 24/5/2023, Uỷ ban nhân huyện Ba Tơ ban hành công văn số 1074/UBND về việc triển khai, sử dụng Nền tảng Trợ lý ảo lĩnh vực Thông tin và Truyền thông phục vụ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Ba Tơ. Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang thông báo đến Cán bộ, Công chức  sử dụng Nền tảng trợ lý ảo Kiki@gov.vn để phục vụ công tác trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. 

Truy cập bằng thiết bị cá nhân (smartphone hoặc laptop) theo link https://kiki.zalo.ai/data-platform/kiki-gov/profile

Uỷ ban nhân dân xã Ba Trang kính thông báo./.
 

24/05/2023

Thực hiện số 33/KH-UBND ngày 27/02/2023 của UBND xã về việc tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND xã với nhân dân năm 2023.

1. Thành phần tham dự:
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy; Thường trực HĐND xã;
- Đại diện Khối vận Đảng ủy xã;
- Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn thuộc UBND xã;
- Ban Thường trực UBMTTQVN và các tổ chức CT-XH xã;
- Bí thư chi bộ, trưởng thôn Nước Đang;
- Nhân dân tổ Đồng Lớn, thôn Nước Đang.

2. Thời gian
Lúc 07 giờ 30 phút, ngày 28/3/2023 (thứ 3)
3. Địa điểm
Tại tổ Đồng Lớn, thôn Nước Đang

 

24/03/2023

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 694

Tổng số lượt xem: 50343