Truy cập nội dung luôn

 

Nghĩa Hà, một xã đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi hơn 10 km về phía đông bắc của huyện Tư Nghĩa (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi)[1], phía đông giáp xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, phía tây giáp xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng, phía nam giáp xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, phía bắc giáp xã Tịnh Long, có sông Trà Khúc làm ranh giới tự nhiên. Tổng diện tích tự nhiên là 14,67km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp là 956 ha. Dân số toàn xã tính đến năm 2015 có 18 000 nhân khẩu.

Trước đây, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đất đai trong xã gồm chủ yếu là đất màu phù sa, thích hợp với những cây trồng chủ yếu như lúa, mía, cói và rau đậu các loại. Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều gia đình có thêm nghề trồng hoa, cây kiểng.

Trong xã không có núi cao, chỉ có một số ngọn núi, đồi thấp như ngọn đồi ….. (nêu tên) ở thôn Bình Đông, nơi có dấu tích Thành cổ Quang Chiếu, còn gọi là Thành cổ Xuân Quang, là lỵ sở của dinh/ trấn Quảng Nam được xây dựng từ thế kỷ XVI. Núi Giàng thuộc thôn Thanh Khiết, là một quần thể núi đá với các kích thước to nhỏ khác nhau, nhìn xa như một chiếc nấm khổng lồ trong đó có một tảng đá, chiều cao khoảng 30m so với mực nước biển, chiều ngang khoảng 5m, nặng hơn 250 tấn. Đứng trên đỉnh núi, có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp xung quanh của dòng sông Trà Khúc chảy ra cửa biển, núi Thiên Ấn và cửa Đại (cửa Cổ Lũy). Nơi đây, có một ngôi miếu thờ Công thần, nhân dân địa phương quen gọi là dinh Ông, thờ tướng Dương Yết thời vua Lê Thần Tông, người có công bảo vệ xóm làng từ thế kỷ XVII.

            

 

Trong xã có nhiều sông, lạch chảy quanh, tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu cho đồng ruộng, nhiều bến đò được hình thành để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng ghe thuyền của nhân dân trước đây. Sông Bàu Giang, Sông Hàm Long, Sông Bàu Co. Đặc biệt là sông Nghĩa Phú nằm giữa 2 cửa sông là cửa Đại và cửa Lở, làm thành ranh giới tự nhiên giữa xã Nghĩa Hà và Nghĩa Phú,  nước chảy 2 chiều theo hướng bắc - nam, nam - bắc theo con nước thủy triều khi lên, khi xuống.

 

2/ Tình hình kinh tế - xã hội.

Là xã đồng bằng, lại có nhiều sông, lạch chảy quanh, nên đất đai ở Nghĩa Hà khá màu mỡ, chủ yếu là đất màu phù sa rất thích hợp cho việc trồng lúa, trồng hoa và đậu, đỗ, bắp, rau xanh la ghim các loại. Trước đây, đời sống của nhân dân chủ yếu nhờ vào nghề nông ở các thôn dựa vào lợi thế của dòng sông Trà Khúc, lại gần cửa biển, nhân dân các làng …… còn có thêm nghề khai thác, đánh bắt các nguồn lợi thủy sản vùng nước lợ như cá bống, cá thài bai, don, hến, lịch. Một số nghề thủ công phát triển khá mạnh, như nghề dệt vải ở làng Thanh Khiết.

Với lợi thế của địa bàn sát sông Trà Khúc, lợi dụng bãi cát bồi, nhân dân còn ủ giá dưới cát. Trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao: Gái Thanh Khiết chuyên nghề, cải giá (trồng cải và ủ giá dưới cát). Ngoài ra một số ngành nghề, dịch vụ khác như:…… cũng khá phát triển, phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của nhân dân.

Dựa vào điều kiện tự nhiên qua các kỳ đại hội, Đảng bộ Nghĩa Hà đã tập trung lãnh đạo thực hiện chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng mới, năng suất cao vào sản xuất, nuôi trồng; củng cố các hợp tác xã nông nghiệp; từng bước mở rộng hoạt động thương mại-dịch vụ; tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn; chăm lo công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ngày càng vững mạnh.

 

 

Để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ xã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, vừa đảm bảo nguồn phân bón cho đồng ruộng, vừa phát triển kinh tế gia đình, nên số lượng đàn trâu, bò, heo, gà, vịt ngày càng nhiều.

Thương mại-dịch vụ từng bước phát triển, các hộ kinh doanh mạnh dạn đầu tư vốn phát triển buôn bán đa dạng hóa các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân. Các chợ Khánh Lạc, Quán Láng được đầu tư xây dựng. Đến năm 2015, toàn xã có gần 1.000 hộ hoạt động trên lĩnh vực thương mại-dịch vụ, nhưng chủ yếu là các hộ buôn bán vừa với những mặt hàng chủ yếu như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm, hàng tạp hóa, lương thực, thực phẩm …

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã thực hiện đúng luật, tổ chức đại hội đúng nhiệm kỳ. Theo phương thức quản lý mới, Ban quản lý hợp tác xã ký hợp đồng với xóm trưởng, ban thôn, hội nông dân và đội thuỷ nông điều hành việc tưới tiêu phục vụ sản xuất, quản lý diện tích và thu thuỷ lợi phí. Nhiều hội nghị trình diễn đầu bờ, chuyển giao mô hình kỹ thuật cấy trồng giống mới được tổ chức, giúp cho người dân tiếp cận với những dịch vụ mới.

Như vậy, với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, chuyển đổi phương thức quản lý theo luật hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch mùa vụ, xác định vùng đất và cơ cấu các loại cây mũi nhọn, trên địa bàn nên đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, thay thế những cây năng suất thấp bằng những cây giống mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch, chủ động phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng đã tạo ra những bước chuyển đáng kể, mức sống của người dân được tăng lên hàng năm.

 

Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng nhiều. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ năm 2000 đến 2015, nhà nước đã đầu tư hàng chục tỉ đồng cùng sự đóng góp của các hợp tác xã và nhân dân để xây dựng hàng chục công trình trên địa bàn, nhất là các công trình thủy lợi, giao thông và trường học. Hầu hết trường lớp từ mẫu giáo đến trung học cơ sở đều được tu sửa, xây mới thêm nhiều phòng học, tường rào, cổng ngõ. Trang thiết bị dạy học ngày càng đầy đủ, phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập của thầy và trò. Trường lớp ngày càng khang trang, việc mua sắm trang, thiết bị, đồ dùng học tập, giảng dạy cho giáo viên, học sinh cũng được thực hiện hàng năm và ngày càng đầy đủ hơn. Việc thực hiện cải cách giáo dục được thực hiện nghiêm túc theo qui định. Phương pháp giảng dạy từng bước được đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", “vòng hoa điểm mười” gắn với các chủ đề năm học "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thường xuyên phát động đã được thầy, trò tích cực hưởng ứng.

Đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng yêu cầu giảng dạy, 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo

 

Qua 9 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2019 xã Nghĩa Hà đã hoàn thành 19 tiêu chí theo bộ tiêu mới. Cụ thể nổi bật trên các lĩnh vực: Kinh tế nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến vượt bậc, sản xuất từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cây chủ lực, có lợi thế gắn khai thác lợi thế từng vùng, nâng cao năng suất, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, huy động từ các nguồn lực và trong Nhân dân, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn. Các Đề án, quy hoạch nông thôn mới của xã đang được địa phương quản lý, tổ chức triển khai thực hiện và rà soát bổ sung cho phù hợp với quy hoạch chung của huyện, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

           Một số cảnh đẹp của xã Nghĩa Hà

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 642

Tổng số lượt xem: 40420