Truy cập nội dung luôn

UBND Xã Sơn Ba

Huyện Sơn Hà

Tỉnh Quảng Ngãi


Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, việc khai thác, sử dụng và cung cấp DVC trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. 

Các sở, ban, ngành, địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện DVC trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; nâng cao chất lượng cung cấp DVC phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan cấp tỉnh đã số hóa hồ sơ đầu vào trong thực hiện TTHC đạt 99,9% và đầu ra đạt 99,2%; cơ quan cấp huyện, số hóa hồ sơ đầu vào đạt 86,2% và số hóa đầu ra đạt 81,3%; cấp xã số hóa hồ sơ đầu vào đạt 99,3% và số hóa đầu ra đạt 96,8%. 

Người dân đã từng bước nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

 

Các địa phương cũng đã rốt ráo triển khai nhiều giải pháp để tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến; đồng thời, chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến hồ sơ trực tuyến mức độ một phần và toàn trình. Bộ phận "một cửa" các cấp được tổ chức và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Người dân đã từng bước nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng DVC trực tuyến. Nhờ vậy, số lượng và tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến các cấp năm sau tăng cao hơn so với năm trước. 

Không chỉ ở khu vực đồng bằng mà ngay cả người dân miền núi cũng đã quen dần với việc thực hiện DVC trực tuyến. Tại bộ phận "một cửa" của thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ), từ đầu năm đến nay, TTHC cung cấp trực tuyến mức độ một phần và toàn trình phát sinh hồ sơ đạt hơn 88%, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến đạt hơn 97%. 

“Thay vì phải tốn thời gian để đi nhiều nơi khi làm TTHC thì bây giờ người dân chúng tôi chỉ cần sử dụng máy vi tính để thực hiện đăng ký, làm TTHC trực tuyến và nộp lệ phí qua tài khoản rất tiện lợi và nhanh chóng”, chị Phạm Thị Diệu ở thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ) chia sẻ. Người dân nộp hồ sơ trực tuyến tại bộ phận "một cửa".

Người dân nộp hồ sơ trực tuyến tại bộ phận "một cửa".

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến cấp tỉnh đạt khoảng 81,6%, cấp huyện đạt khoảng 54,7%, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tại cấp xã tăng cao, đạt khoảng 94%.

Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi xếp vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện DVC trực tuyến qua Cổng DVC Quốc gia.

Đặc biệt, trong 6 tháng liên tiếp kể từ tháng 11/2023, tỉnh Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước về thanh toán trực tuyến qua Cổng DVC Quốc gia với số tiền khoảng 40 tỷ đồng và khoảng 112 nghìn giao dịch. Trong đó ngành Y tế, Giáo dục có 100% đơn vị triển khai thanh toán viện phí, học phí không dùng tiền mặt.Công chức phường Phổ Vinh (TX.Đức Phổ) hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Công chức phường Phổ Vinh (TX.Đức Phổ) hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Giám đốc Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Nguyễn Thanh Hoài cho biết, để giữ vững vị trí đứng đầu trên 63 tỉnh, thành phố về thanh toán trực tuyến qua Cổng DVC Quốc gia, chúng ta cần phải nỗ lực và không nên hài lòng với kết quả hiện nay. Nếu chúng ta chững lại thì các tỉnh khác sẽ vượt qua tỉnh Quảng Ngãi. 

"Vì vậy, đòi hỏi các sở, ngành phải quán triệt cho cán bộ, công chức chuyên môn nhất là công chức tham mưu, xử lý hồ sơ và công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” tiếp tục hướng dẫn, vận động, tuyên truyền tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp nhận khai thác phương thức thanh toán trực tuyến qua Cổng DVC Quốc gia. Đồng thời, chúng ta lấy nhiệm vụ này làm kết quả đánh giá việc thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức tại bộ phận một cửa vào dịp cuối năm”, Giám đốc Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Nguyễn Thanh Hoài nói. 

Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC qua Cổng DVC trực tuyến không chỉ giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp mà còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết TTHC và giảm áp lực cho công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” các cấp. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, các ngành; rất cần sự tham gia tích cực hơn nữa từ phía tổ chức, công dân để thúc đẩy và tăng số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng DVC trực tuyến trong giải quyết TTHC, hướng đến xây dựng chính quyền số.

16/11/2024

bộ phận một cửa xã Sơn Ba

Bộ phận một cửa xã Sơn Ba được đầu tư nâng cấp để phục vụ tốt hơn công tác CCHC trên địa bàn xã

Theo đó, xã chú trọng công tác tuyên truyền CCHC cùng với tuyên truyền chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng các dịch vụ công trực tuyến (toàn trình, một phần) theo Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng để người dân và doanh nghiệp biết, tiếp cận, sử dụng. Đồng thời, nâng chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết các Thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn xã.

 

Tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp với Công an xã tuyên truyền cho người dân tham gia cài đặt, sử dụng VNeID để thực hiện Dịch vụ công trực tuyến

Phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng trong tuyên truyền CCHC lồng ghép với tuyên tuyền chuyển đổi số.  Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực hoặc chưa hiệu quả của tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ CCHC.
       Khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia góp ý, phản ánh, kiến nghị để hoàn thiện các quy định hành chính, đặc biệt là các quy định về TTHC; đồng thời, tăng cường giám sát cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ.  Nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Một cửa của xã; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền về CCHC, UBND xã tiếp tục chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của huyện về CCHC. Tuyên truyền định hướng chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, Kế hoạch CCHC nhà nước của các cơ quan cấp trên,…
        Tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng Cổng dịch vụ công Quốc gia, cổng dịch vụ công của tỉnh để tra cứu thông tin và nộp hồ sơ TTHC trực tuyến.  Tuyên truyền đẩy mạnh việc số hóa kết quả giải quyết TTHC, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, trả kết quả giải quyết bản điện tử theo quy định.

Tuyên truyền về việc kết nối liên thông giải quyết TTHC trên môi trường điện t ử đối với Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã theo hướng tập trung. Nội dung các TTHC được công khai đầy đủ, đúng quy định. Hình thức công khai rõ ràng thuận tiện để tra cứu. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt triển khai thực hiện Nghị định, quy định về định anh và xác thực điện tử, qua đó tuyên truyền cài đặt App VNeID và tạo tài khoản định danh điện tử cho công dân

Thông qua công tác tuyên truyền CCHC trên địa bàn xã đã góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm tổ chức thực hiện CCHC của cán bộ quản lý các cấp; cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ. Đồng thời nâng cao nhận thức về CCHC, tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai CCHC và giám sát quá trình thực hiện CCHC của cơ quan hành chính nhà nước.

15/11/2024

Video tuyên truyền 09/11/2024

Nay UBND xã Sơn Ba thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị  trên địa bàn xã được biết./. 25/10/2024

UBND xã Sơn Ba triển khai, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử Phiên bản 2.0 của UBND tỉnh Quảng Ngãi 27/11/2023

Theo đánh giá tại phiên họp, thời gian qua, việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã gắn kết với chuyển đổi số theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần, chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp ngày một được cải thiện.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; nhiều dịch vụ công trực tuyến thực hiện phức tạp, không đơn giản, thuận lợi hơn so với thực hiện trực tiếp hoặc qua bưu chính; kết quả số hóa hồ sơ, cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử còn hạn chế, việc tái sử dụng kết quả đã được số hóa còn rất thấp; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp,…

Nguyên nhân chính của tồn tại, hạn chế trên là do quy định thủ tục hành chính trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công còn yếu; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, chưa thực sự gắn việc đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức định kỳ, hàng năm; chất lượng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, chưa lấy người dùng làm trung tâm; hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu, thiếu đồng bộ,…