Truy cập nội dung luôn

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

17/03/2022 17:00    314

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Triển khai Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14, ngày 19/10/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Nội dung quan trọng nhất của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định về việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp; tổ chức kinh tế; tổ chức thu thuế, phí và lệ phí; hộ, cá nhân kinh doanh... phải thực hiện hóa đơn điện tử (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định). Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022.

Ngày 24/02/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố (trong đó có tỉnh Quảng Ngãi), thời gian thực hiện từ tháng 4/2022.

Để doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nắm thông tin, chuẩn bị điều kiện để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo đúng lộ trình, UBND xã Tịnh Châu phổ biến các thông tin cần biết về hóa đơn điện tử, cụ thể như sau:

I. Mục đích và ý nghĩa:

Nghị định số 123/2000/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2001/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính là những văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, cụ thể:

1. Đối với Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:

- Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp.

- Giúp cho doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh mua hàng giảm không gian lưu trữ hóa đơn; Khắc phục được rủi ro về mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu vào;...

- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin về hóa đơn người bán gửi cơ quan thuế.

2. Đối với Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

- Việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi.

- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển hóa đơn tới khách hàng, giảm chi phí liên quan tới việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn và khắc phục được rủi ro về mất, cháy, hỏng hóa đơn trong quá trình sử dụng đối với hóa đơn giấy.

3. Đối với xã hội:

- Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp

- Việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.

- Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới

- Triển khai hoá đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác.

- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.

4. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan:

- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về NNT đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ NNT tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

- Góp phần thay đổi phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT, cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý, kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi phí,...

- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

II. Lộ trình thực hiện:

- Tại Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 của Bộ Tài chính về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố (trong đó có tỉnh Quảng Ngãi), thời gian thực hiện từ tháng 4/2022.

- Từ ngày 01/7/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định) theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

III. Đối tượng được miễn phí sử dụng hóa đơn điện tử:

Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1056

Tổng số lượt xem: 662733