Truy cập nội dung luôn

UBND Xã Tịnh Giang

Huyện Sơn Tịnh

Tỉnh Quảng Ngãi

UBND xã Tịnh Giang tổ chức sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022-2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm 2023

18/05/2023 08:11    91

.

Chiều ngày 16/5/2023 UBND xã Tịnh Giang tổ chức sơ kết vụ đông xuân 2022-2023. Triển khai kế hoạch gieo xạ vụ hè thu trên địa bàn xã.

Đồng chí Dương Ngọc Duy phó chủ tịch UBND xã, chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí trưởng các ban ngành đoàn thể của xã, các đồng chí trưởng thôn, bí thư chi bộ, và hơn 50 đại biểu là bà con nhân dân trên địa bàn xã. 

 

                          Hội nghị sơ kết vụ đông xuân 2022-2023. triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2023

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường (từ ngày 25/12/2022-10/01/2023) gây ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2022-2023, làm thối giống, gieo sạ lại 169 ha; một số cây trồng khác xuống giống bị chậm so với lịch thời vụ; các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại như bệnh virus khảm lá sắn; các bệnh ở gia súc,…; Tuy nhiên sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan ngành nông nghiệp từ tỉnh đến huyện và các địa phương trong công tác nắm bắt tình hình và chỉ đạo sản xuất, đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả góp phần chủ động trong khắc phục diễn biến bất thường của khí hậu, nguồn nước, dịch hại đảm bảo đạt được kế hoạch sản xuất đề ra trong vụ Đông Xuân 2022-2023. 

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự phối hợp của các ngành, các cấp, các hội đoàn thể; sự hỗ trợ kịp thời của huyện và sự quyết tâm nỗ lực của Nhân dân nên sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022-2023 đã đạt được kết quả khá, cụ thể như sau: 

Vụ Đông Xuân 2022-2023 các địa phương và đa số bà con Nhân dân tuân thủ nghiêm lịch thời vụ đã đề ra; diện tích chính vụ được gieo sạ trong khoảng thời gian từ 15/12 đến 31/12/2022, do ảnh hưởng của thời tiết đầu vụ sản xuất một số diện tích trũng thấp gieo sạ đến 10/01/2023. Riêng diện tích chân cao ăn nước trời không chủ động nước Nhân dân phải tranh thủ gieo sạ sớm.

Hầu hết diện tích lúa trên địa bàn huyện sản xuất các giống trung, ngắn ngày như: Hà Phát 3, Bắc Thịnh, ML232, Thiên Ưu 8, QNg13, MT10, VTNA2, PC6, TBR1; DT45; ngoài ra, còn sản xuất một số giống khác như: ĐH815-6, Đài Thơm 8, Thiên Hương 6 (QNg6), TBR225, Hương Xuân, QNg128, KD28, ... Đa số nhân dân sử dụng lúa nguyên chủng và giống cấp 1 (chiếm khoảng 90%), số còn lại sử dụng giống lúa được sản xuất từ giống nguyên chủng vụ trước.  

Nhìn chung, vụ Đông Xuân năm nay, nhân dân trong huyện sản xuất tuân thủ theo lịch thời vụ, cơ cấu giống do tỉnh và huyện đề ra. Tình trạng gieo sạ nhiều loại giống có thời gian sinh trưởng khác nhau trên cùng một cánh đồng đã được cải thiện nên thu hoạch bằng cơ giới khá thuận lợi, năng suất vượt kế hoạch đề ra.

       

TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

KẾT QUẢ SX VỤ ĐX 2022-2023

KẾ HOẠCH

     

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

SS TH/KH (%)

HÈ THU 2023

     

I

TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

 

     

 

Tổng sản lượng lương thực

Tấn

1.526

1.620

 

2.981

     

 

Trong đó:  - Lúa:

Tấn

1.266

1.352

106,8

0

     

 

                   - Ngô:

Tấn

260

268

103,1

2.981

     

1

Cây lúa

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

210

208,0

99,0

7.630

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

60,29

65,00

65,0

0,00

     

 

- Sản lượng

Tấn

1.266

1.352

106,8

0

     

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

     

a

Chân cao ăn nước trời

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

30

28

93,3

 

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

50

55

110,0

 

     

 

- Sản lượng

Tấn

150

154

102,7

 

     

b

Chân 2 vụ lúa

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

180

180

100,0

7.630

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

62

67

108,1

0,00

     

 

- Sản lượng

Tấn

1.116

1.206

108,1

0

     

2

Cây ngô

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

40

40

100,0

550

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

65

67,00

103,1

54,2

     

 

- Sản lượng

Tấn

260

268

103,1

2.981

     

3

Rau quả các loại

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

52

60

115,4

375

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

225

225

100,0

208

     

 

- Sản lượng

Tấn

1.170

1.350

115,4

7.800

     

4

Cây lạc

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

40

37

92,5

30

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

23

28,00

121,7

21,0

     

 

- Sản lượng

Tấn

92

104

112,6

63

     

5

Đậu đỗ các loại

 

 

 

 

 

     

 

- Diện tích

Ha

5

23

460,0

75

     

 

- Năng suất

Tạ/ha

18

19,00

105,6

17,5

     

 

- Sản lượng

Tấn

9

43,7

485,6

131,25

     

6

Cây mì

 

 

 

 

 

     

 

Diện tích mì trồng mới

Ha

6

6

100,0

 

     

II

CHĂN NUÔI:

 

 

 

 

 

     

1

Tổng đàn trâu

Con

172

172

100,0

 

     

2

Tổng đàn bò

Con

1.574

1.574

100,00

 

     

 

     Trong đó, bò lai sind

Con

1.470

1.470

100,00

 

     

3

Tổng đàn lợn

Con

4.153

4.153

100,0

 

     

4

Tổng đàn gia cầm

1000 con

13165

13165

100,0

 

     

5

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn

5.230

3.245

62,0

 

     

III

LÂM NGHIỆP

 

 

 

 

 

     

1

 Diện tích rừng trồng tập trung

Ha

797,07

797,07

100,0

 

     

2

 Trồng cây phân tán

1000 cây

150

120

80,0

 

     

3

 Sản lượng gỗ khai thác

m3

73.000

15.000

20,5

 

     

IV

THỦY LỢI

 

 

 

 

 

     

1

Diện tích gieo trồng được tưới

Ha

30,00

30,00

100,0

 

     

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

     

-

Công trình do Trạm QLTN Q.lý

Ha

 

 

 

 

     

-

Công trình do địa phương Q.lý

Ha

 

 

 

 

     

2

Kinh phí cấp bù Thủy lợi phí

Tr. đ

 

 

 

 

     

-

Công trình do Trạm QLTN Q.lý

Tr. đ

 

 

 

 

     

-

Công trình do địa phương Q.lý

Tr. đ

 

 

 

 

     

3

Kiên cố hoá kênh mương

m

2.000

800

40

 

     

V

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

     

1

Sản lượng thủy sản

Tấn

8

4

50,0

 

     

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

     

 

 - Khai thác

Tấn

 

 

 

 

     

 

 - Nuôi trồng

Tấn

 

 

 

 

     

2

Diện tích nuôi trồng

Ha

53

53

100,0

 

     
                   

Kế hoạch và những giải pháp chủ yếu cho sản xuất vụ hè thu năm 2023

Chỉ tiêu:Sản lượng lương thực quy thóc 1.540 tấn. Tổng diện tích gieo trồng là: 273 ha; Trong đó: Diện tích cây lúa 180 ha, diện tích cây ngô 93 ha. Các loại cây trồng khác: Diện tích cây lạc: 22 ha, đậu đỗ các loại diện tích 15 ha, rau các loại diện tích 95 ha,

 Giải pháp: Triển khai kế hoạch tổ chức làm đất, xuống giống vụ Hè thu 2023 đảm bảo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống. Chỉ đạo HTX NN thực hiện tốt công tác thủy lợi, điều tiết nước hợp lý, xây dựng phương án chống hạn vụ Hè thu 2023. Tăng cường công tác dự báo tình hình  và biện pháp phòng trừ sâu bệnh, các đối tượng gây hại cho cây trồng, chuột cắn phá. Ổn định diện tích lúa sản xuất 2 vụ đã quy hoạch, xây dựng kế hoạch hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi diện tích lúa không chủ động nước sang các loại cây trồng khác như: ngô, lạc, đậu xanh. 

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện hướng dẫn lịch thời vụ, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật sản xuất vụ Hè Thu năm 2023 như sau:

Theo Thông báo số 352/TB-KTTL ngày 25/4/2023 của Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi, lịch mở nước của Kênh chính Nam, Bắc Thạch Nham vào lúc 08 giờ 00 phút ngày 10/5/2023; UBND các xã theo dõi chỉ đạo nhân dân làm đất. 

Về lịch thời vụ: Gieo sạ từ ngày 25/5  đến 05/6/2023 để lúa trổ từ ngày 30/7 đến 10/8/2023. Trong đó: Đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 95 đến <105 ngày: lịch gieo sạ từ ngày 25/5 đến 05/6/2023 để lúa trổ từ ngày 30/7 đến 10/8/2023. Đối với giống lúa có thời gian sinh trưởng < 95 ngày: lịch gieo sạ từ ngày 06/6 đến 10/6/2023 để lúa trổ từ ngày 06/8 đến 10/8/2023, thu hoạch trước 10/9/2023. 

Về cơ cấu giống lúa: Giống chủ lực: Bắc Thịnh, ĐH 815-6, DT45, Hà Phát 3, QNg13, Thiên ưu 8, TBR1, Thiên Hương 6. Giống bổ sung: MT10, QNg128, VNR20, ĐT100,  ML232, HN6, TBR225, TBR97. Giống triển vọng: ĐB6, TBT 123. Về lượng giống gieo sạ: Sử dụng giống lúa thuần cấp nguyên chủng hoặc giống xác nhận, giống lúa chất lượng cao, lượng giống gieo sạ 80 - 90kg/ha (4 - 4,5 kg/sào). 

Về kỹ thuật: Sử dụng giống lúa trung ngắn ngày có năng suất, chất lượng tốt, cứng cây, chống đỗ ngã nhằm rút ngắn thời gian lúa đứng trên đồng, thu hoạch sớm; tùy theo điều kiện của từng vùng mà có giải pháp chỉ đạo cụ thể như sau: Đối với vùng chủ động có đủ nước tưới: khoanh vùng diện tích chủ động bố trí gieo sạ gọn, đồng loạt từng trà, từng vùng theo lịch thời vụ quy định trong khoảng thời gian ngắn nhất nhằm điều tiết, quản lý nước hợp lý, tiết kiệm; tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả; kiên quyết không gieo sạ trên những vùng không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ hoặc không có nguồn nước tưới bổ sung mà phải chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng sang cây trồng hàng năm khác ít sử dụng nước. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống có chất lượng từ cấp xác nhận trở lên. Đối với những vùng có nguy cơ ngập úng cuối vụ: nên bố trí các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày và ngắn ngày (dưới 90 ngày) để kịp thu hoạch trước khi có mưa lũ xuống. Đối với những vùng cuối kênh, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm không đảm bảo khả năng tưới cho lúa nhưng vẫn đảm bảo cho cây rau màu ngắn ngày hoặc những vùng không còn nước tưới nhưng khai thác được nguồn nước khác bổ sung (nước ngầm, nước tận dụng hồ, đập, sông suối…) thì chỉ đạo chuyển đổi sang cây trồng cạn (ngô, lạc, đậu xanh, mè, rau các loại …) vừa đảm bảo được nguồn nước tận dụng, vừa đảm bảo hiệu quả trong sản xuất tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn sản xuất lúa. Đối với những vùng không chủ động hoàn toàn nước tưới và không đảm bảo đủ điều kiện chuyển đổi sang cây trồng khác thì kiên quyết không gieo sạ lúa vụ Hè Thu; chờ mưa để tận dụng nguồn nước mưa đầu mùa chuyển sang gieo sạ lúa vụ Mùa sớm hoặc lúa Mùa gieo khô, gieo sạ giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng < 95 ngày. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Dương Ngọc Duy, Phó Chủ tịch UBND xã đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các ngành, đơn vị địa phương trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh, vụ Hè Thu 2023, nguy cơ hạn hán sẽ diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Do vậy, yêu cầu các thông trên địa phương và HTX vận động bà con nông dân chấp hành nghiêm lịch thời vụ quy định, chủ động hướng dẫn nông dân xuống giống một cách hợp lí, ưu tiên các loại giống ngắn ngày để tránh lũ sớm. Các đơn vị quản lý nguồn nước cần sớm có kế hoạch và triển khai phương án phòng chống hạn cho lúa Hè Thu.

Nguyễn Văn Thông

Xã Tịnh Giang | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân huyện Sơn Tịnh.

Điện thoại: 0255 3842632; Fax: 0255 3842632;Email: bbt.website.sontinh @gmail.com

Địa chỉ: Quốc lộ 24B, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tịnh.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang