Truy cập nội dung luôn

UBND Xã Tịnh Hà

Huyện Sơn Tịnh

Tỉnh Quảng Ngãi

TUYÊN TRUYỀN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH

29/04/2024 09:59    --

BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH

Thực hiện Công văn số 2089/UBND ngày 25/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 26/4/2024 của UBND huyện Sơn Tịnh về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình HĐND các cấp Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

UBND xã Tịnh Hà đã xây dựng kế hoạch số 82 ngày 26 tháng 4 năm 2024 của UBND xã Tịnh Hà về việc tổ chức tuyên truyền Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

UBND xã tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân trên địa bàn xã một số nội dung sau về việc lấy ý kiến cử tri và trình HĐND các cấp Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

Với mục đích tổ chức thực hiện tốt nội dung lấy ý kiến cử tri theo Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP và thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân xã về Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật, UBND xã sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với toàn bộ cử tri có đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú trên địa bàn xã Tịnh Hà, về nội dung Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Danh sách cử tri trên địa bàn xã đã được UBND xã lập và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, trên Trang thông tin điện cử của xã và tại trụ sở cơ quan 11 thôn trên địa bàn xã. Việc lấy ý kiến cử tri được tổ chức theo từng thôn với hình thức thực hiện là phát phiếu lấy ý kiến cử tri theo hộ gia đình đối với cử tri có đăng ký thường trú và theo từng cử tri đối với cử tri đăng ký tạm trú; cử tri bỏ phiếu vào Thùng phiếu tại Cơ quan thôn vào ngày chủ nhật ngày 19/5/2024, bắt đầu vào lúc 7 giờ.

 Nội dung phiếu lấy ý kiến cử tri là nội dung trích Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; Báo cáo tóm tắt Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh. UBND xã đã niêm yết, đăng tải đầy đủ các văn bản của cấp trên, danh sách cử tri và Báo cáo tóm tắt Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh, Đề án thành lập thị trấn Sơn Tịnh tại trụ sở UBND xã, trên trang thông tin điện tử của xã, tại trụ sở các thôn trên địa bàn xã.

 Phiếu lấy ý kiến cử tri gồm có các mục cử tri đồng ý, không đồng ý và ý kiến khác.

Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri về nội dung Đề án, nếu có trên năm mươi phần trăm (50%) số cử tri trên địa bàn tán thành thì UBND xã báo cáo Đảng ủy, Thường trực HĐND xã quyết định tổ chức kỳ họp chuyên đề; hoàn thiện hồ sơ trình kỳ họp Hội đồng nhân dân xã ban hành Nghị quyết tán thành nội dung Đề án trên địa bàn. Hoàn thiện Nghị quyết và trích biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân xã kèm theo Tờ trình của UBND xã gửi đến UBND huyện. Thời gian thực hiện xong trước ngày 26 tháng 5 năm 2024.

Với những mục tiêu trên, UBND xã Tịnh Hà kêu gọi Cử tri xã Tịnh Hà hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm đóng góp ý kiến, đồng thuận cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã nhà để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Thị Trấn Sơn Tịnh.

  1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc thành lập Thị trấn Sơn Tịnh

Huyện Sơn Tịnh là huyện đồng bằng, nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện Sơn Tịnh có diện tích tự nhiên 243,86 km2, dân số 111.072 người, trong đó có 121 người là dân tộc thiểu số (năm 2023). Huyện Sơn Tịnh sau khi thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP  ngày  12/12/2013 của Chính phủ đã có sự thay đổi lớn về vị thế địa lý, địa giới hành chính. Theo đó 100,54 km2 diện tích tự nhiên của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã phía Đông là Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hoà, Tịnh Kỳ của huyện Sơn Tịnh (cũ) đã được sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi. Sau khi chia tách, huyện Sơn Tịnh (mới) còn 11 xã gồm Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Đông và Tịnh Giang.

 Trung tâm hành chính huyện lỵ được quy hoạch và đầu tư xây dựng tại xã Tịnh Hà.

Thị trấn Sơn Tịnh dự kiến thành lập thuộc tiểu vùng 3 (tiểu vùng kinh tế đô thị, công nghiệp và thương mại dịch vụ) ở khu vực phía Đông của huyện Sơn Tịnh, kết nối trực tiếp với thành phố Quảng Ngãi và có địa giới cụ thể như sau:

-Phía Đông giáp: xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi.

- Phía Tây giáp: suối Bà Mẹo, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

- Phía  Nam  giáp: sông  Trà  Khúc  là  ranh giới  tự  nhiên,  giáp  phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa.

- Phía Bắc giáp: xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh.

Thị trấn Sơn Tịnh dự kiến thành lập bao gồm xã Tịnh Hà có 11 thôn và khu vực thuộc đội 3 thôn Phước Lộc Đông thuộc xã Tịnh Sơn. Với diện tích đất tự nhiên 20,18 km2 bao gồm toàn bộ 19,81 km2 diện tích tự nhiên của xã Tịnh Hà và một phần (khoảng 0,37 km2) diện tích tự nhiên thuộc Đội 3 thôn Phước Lộc Đông của xã Tịnh Sơn; dân số (bao gồm cả dân số thường trú và dân số quy đổi) toàn đô thị là 20.326 người. Trong đó, dân số thường trú là 20.216 người và dân số tạm trú quy đổi là 110 người (bao gồm các lực lượng học sinh, khách du lịch, làm việc, người bên ngoài đô thị đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú).

Trong những năm qua, huyện SơnTịnh đã nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế -xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng -an  ninh trên địa bàn xã Tịnh Hà. Từ một xã có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và công nghiệp -xây dựng đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã và có xu hướng tăng đều qua các năm. Đến nay, đô thị Sơn Tịnh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đã được triển khai xây dựng. Huyện đã tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển của địa phương. Các cơ sở giáo dục, y tế, trung tâm văn hóa thông tin -thể thao cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Kết quả của chương trình phát triển đô thị Sơn Tịnh được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn của đô thị loại V theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND  ngày 04/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Những thay đổi về kinh tế - xã hội và đô thị trên địa bàn đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Quá trình phát triển đô thị đã tạo ra sự chuyển dịch, thu hút đáng kể lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm ăn sinh sống, làm tăng nhanh mật độ dân số, thành phần dân cư, nhu cầu các dịch vụ dân sinh...,  là thách thức lớn trong công tác quản lý hành chính của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền xã trong việc chỉ đạo điều hành từ việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chính, nay phải chuyển sang việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động theo hướng phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Từ thực trạng phát triển kinh tế -xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Tịnh Hà dẫn tới yêu cầu, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề quản lý đô thị như: Quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, công trìnhvăn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ,... đòi hỏi sự ra đời của một bộ máy chính quyền đô thị quy mô thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Đặc biệt sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành  chính  theo Nghị quyết số 123/NQ-CP  ngày  12/12/2013 của Chính phủ,huyện Sơn Tịnh vẫn chưa có thị trấn trung tâm huyện lỵ.

Vì vậy, việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh là yêu cầu khách quan và cần thiết, phù hợp với hiện trạng phát triển, tốc độ đô thị hóa và các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, thành lập thị trấn Sơn Tịnh tạo điều kiện cho việc phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có, thu hút đầu tư phát triển của địa phương, tạo cơ sở cho chính quyền xã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền từ nông thôn sang đô thị, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền các cấp, thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển đô thị.

  1. Kết quả sau khi thành lập Thị trấn Sơn Tịnh

Tỉnh Quảng Ngãi không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc. Trong đó: cấp xã tăng 01 thị trấn và giảm 01 xã.

 Huyện Sơn Tịnh không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó: tăng 01  thị trấn và giảm 01 xã . Huyện Sơn Tịnh có 243,86 km2diện tích tự nhiên và quy mô dân số 111.072 người; có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: 01 thị trấn (Sơn Tịnh) và 10 xã (Tịnh Phong, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Đông và Tịnh Giang).

Thị trấn Sơn Tịnh có 20,18 km2 diện tích tự nhiên  và  quy  môdân số 18.637 người; có 11 tổ dân phố, gồm: TDP Hà Tây, TDP Lâm Lộc Nam(bao gồm Đội 3 thôn Phước Lộc Đông, xã Tịnh Sơn), TDP Lâm Lộc Bắc, TDP Ngân Giang, TDP Hà Trung, TDP Thọ Lộc Bắc, TDP Thọ Lộc Đông, TDP Thọ Lộc Tây, TDP Trường Xuân, TDP Hà Nhai Nam, TDP Hà Nhai Bắc.

Kính thưa các đồng chí cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã!

Theo quy hoạch, thị trấn Sơn Tịnh là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã  hội  của  huyện Sơn Tịnh đẩy  mạnh đầu tư, thu hút các nguồn  lực  phát  triển kinh tế -xã hội, hệ thống các công trình đô thị trên địa bàn. Đây sẽ là cơ hội đểS ơn Tịnh vươn tầm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

 Thành lập thị trấn là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn nói riêng và huyện Sơn Tịnh nói chung thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính, giảm gánh nặng trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Thị trấn Sơn Tịnh được thành lập sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế -xã hội của huyện Sơn Tịnh nói chung và đô thị Sơn Tịnh nói riêng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của địa phương để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các công trình công cộng, trường học, trạm y tế,... từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phục vụ đời sống Nhân dân.

Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng phát triển kiến trúc bền vững, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa trên địa bàn thị trấn Sơn Tịnh; tạo điều kiện khai thác tiềm năng và lợi thế vốn có, làm động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc của tỉnh.Với việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ xã thành thị trấn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng -an ninh. Kinh  tế-xã  hội  phát  triển, đời  sống  vật  chất,  tinh  thần cũng như nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên sẽ góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; hạn chế điều kiện phát sinh tội phạm. Hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp giúp cho việc đi lại được thuận lợi,  góp  phần  củng  cố quốc  phòng -an  ninh, giảm  thiểu  tai nạn giao thông.

                                          Kính gửi đến các đồng chí cán bộ, công chức và toàn thể Nhân dân 

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH

THUỘC HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

 
 

 

 

 

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRẤN

SƠN TỊNH THUỘC HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

 

  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
  1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

       2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

       3. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/NQ- UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13;

       4. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết số 27/2022/NQ-UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13;

       5. Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

       6. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;

       7. Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018;

        8. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;

          9. Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021- 2030;

Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm  nhìn đến năm 2050;

          10. Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi;

          11. Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

          12. Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung;

          13. Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Chương trình phát triển đô thị mới Sơn Tịnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

          14. Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc công nhận đô thị mới Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

   II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH, HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

       1. Sự cần thiết thành lập thị trấn Sơn Tịnh

        Huyện Sơn Tịnh là huyện đồng bằng, nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện Sơn Tịnh có diện tích tự nhiên 243,86 km2, dân số 111.072 người, trong đó có 121 người là dân tộc thiểu số (năm 2023). Huyện Sơn Tịnh sau khi thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ đã có sự thay đổi lớn về vị thế địa lý, địa giới hành chính. Theo đó 100,54 km2 diện tích tự nhiên của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã phía Đông là Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hoà, Tịnh Kỳ của huyện Sơn Tịnh (cũ) đã được sáp nhập vào thành phố Quảng Ngãi. Sau khi chia tách, huyện Sơn Tịnh (mới) còn 11 xã gồm Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Đông và Tịnh Giang. Trung tâm hành chính huyện lỵ được quy hoạch và đầu tư xây dựng tại xã Tịnh Hà.

          Thị trấn Sơn Tịnh dự kiến thành lập thuộc tiểu vùng 3 (tiểu vùng kinh tế đô thị, công nghiệp và thương mại dịch vụ) ở khu vực phía Đông của huyện Sơn Tịnh, kết nối trực tiếp với thành phố Quảng Ngãi và có địa giới cụ thể như sau:

         - Phía Đông giáp: xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi.

         - Phía Tây giáp: suối Bà Mẹo, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

         - Phía Nam giáp: sông Trà Khúc là ranh giới tự nhiên, giáp phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa.

         - Phía Bắc giáp: xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh.

          Thị trấn Sơn Tịnh dự kiến thành lập bao gồm xã Tịnh Hà có 11 thôn: thôn Hà Nhai Bắc, Hà Nhai Nam, Thọ Lộc Bắc, Hà Trung, Lâm Lộc Bắc, Lâm Lộc Nam, Hà Tây, Ngân Giang, Thọ Lộc Tây, Thọ Lộc Đông, Trường Xuân và khu vực thuộc đội 3 thôn Phước Lộc Đông thuộc xã Tịnh Sơn. Với diện tích đất tự nhiên 20,18 km2 bao gồm toàn bộ 19,81 km2 diện tích tự nhiên của xã Tịnh Hà và một phần (khoảng 0,37 km2) diện tích tự nhiên thuộc Đội 3 thôn Phước Lộc Đông của xã Tịnh Sơn, dân số (bao gồm cả dân số thường trú và dân số quy đổi) toàn đô thị là 20.326 người. Trong đó, dân số thường trú là 20.216 người và dân số tạm trú quy đổi là 110 người (bao gồm các lực lượng học sinh, khách du lịch, làm việc, người bên ngoài đô thị đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú).

            Trong những năm qua, huyện Sơn Tịnh đã nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã Tịnh Hà. Từ một xã có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã và có xu hướng tăng đều qua các năm. Đến nay, đô thị Sơn Tịnh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đã được triển khai xây dựng. Huyện đã tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển của địa phương. Các cơ sở giáo dục, y tế, trung tâm văn hóa thông tin - thể thao cũng được quan tâm đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Kết quả của chương trình phát triển đô thị Sơn Tịnh được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn của đô thị loại V theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 04/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

            Những thay đổi về kinh tế - xã hội và đô thị trên địa bàn đang đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Quá trình phát triển đô thị đã tạo ra sự chuyển dịch, thu hút đáng kể lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm ăn sinh sống, làm tăng nhanh mật độ dân số, thành phần dân cư, nhu cầu các dịch vụ dân sinh…,  là thách thức lớn trong công tác quản lý hành chính của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền của các xã trong việc chỉ đạo điều hành từ việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chính, nay phải chuyển sang việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động theo hướng phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Tịnh Hà dẫn tới yêu cầu, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề quản lý đô thị như: Quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh, đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ,... đòi hỏi sự ra đời của một bộ máy chính quyền đô thị quy mô thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Đặc biệt sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ, huyện Sơn Tịnh vẫn chưa có thị trấn trung tâm huyện lỵ.

          Vì vậy, việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh là yêu cầu khách quan và cần thiết, phù hợp với hiện trạng phát triển, tốc độ đô thị hóa và các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, thành lập thị trấn Sơn Tịnh tạo điều kiện cho việc phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế sẵn có, thu hút đầu tư phát triển của địa phương, tạo cơ sở cho chính quyền xã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền từ nông thôn sang đô thị, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền các cấp, thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển đô thị.

        2. Điều kiện thành lập thị trấn Sơn Tịnh

         Việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh đã bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 128 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và điểm b, khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch, cụ thể:

          a) Phù hợp với Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi tại Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi; Quy hoạch chung đô thị mới Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung tại Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi; Chương trình Phát triển đô thị mới Sơn Tịnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi; công nhận đô thị mới Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh đạt tiêu chuẩn đô thị loại V tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 04/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

          b) Việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh sẽ bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương; phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

         c) Việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh nhằm tạo tiền đề pháp lý cho việc thành lập tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chính quyền đô thị.

         d) Thành lập thị trấn Sơn Tịnh bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân trên địa bàn, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương, tạo sự thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của người dân.

         đ) Đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập thị trấn thuộc huyện theo quy định.

        III. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH

Đánh giá theo 4 nhóm tiêu chí về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thị trấn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

         1. Tiêu chuẩn 1: Quy mô dân số

         a) Quy định: quy mô dân số từ 8.000 người trở lên.

         b) Hiện trạng: theo số liệu quản lý của Công an huyện Sơn Tịnh, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh có quy mô dân số 18.637 người, trong đó: dân số thường trú xã Tịnh Hà là 18.156 người, dân số thường trú đội 3 thôn Phước Lộc Đông thuộc xã Tịnh Sơn là 403 người và dân số tạm trú đã quy đổi là 78 người.

       Đánh giá: Đạt.

      2. Tiêu chuẩn 2: Diện tích tự nhiên

      a) Quy định: diện tích tự nhiên từ 14 km2 trở lên.

      b) Hiện trạng: theo kết quả Thống kê đất đai năm 2023 của huyện Sơn Tịnh, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh có 20,18 km2 diện tích tự nhiên.

      Đánh giá: Đạt.

      3. Tiêu chuẩn 3: Đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.

        Đô thị mới Sơn Tịnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V tại Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2023. Đồng thời, phạm vi phân loại đô thị phù hợp với ranh giới quy hoạch chung đô thị Sơn Tịnh và phù hợp với thị trấn Sơn Tịnh dự kiến thành lập (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên xã Tịnh Hà và diện tích tự nhiên đội 3 thôn Phước Lộc Đông thuộc xã Tịnh Sơn).

       Đánh giá: Đạt.

       4. Tiêu chuẩn 4: Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

       a) Tiêu chí về cân đối thu, chi ngân sách:

        - Quy định: cân đối thu đủ chi

         - Hiện trạng: năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh đạt 12,954 tỷ đồng; chi ngân sách đạt 11,679 tỷ đồng. Cân đối dư.

         Đánh giá: Đạt.

        b) Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (2021 - 2023):

        - Quy định: đạt bình quân của huyện.

        - Hiện trạng: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh bình quân giai đoạn 2021 - 2023 là 1,28%, trong đó: năm 2021 là 1,46%, năm 2022 là 1,39% và năm 2023 là 0,98%. Thấp hơn bình quân chung của huyện Sơn Tịnh giai đoạn 2021 - 2023 là 1,41%.

        Đánh giá: Đạt.

        c) Tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

        - Quy định: từ 65% trở lên.

        - Hiện trạng: năm 2023, tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế trên địa bàn khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh là 11.437 người. Trong đó, lao động nông nghiệp là 3.036 người, chiếm 42,89% tổng lao động; lao động phi nông nghiệp là 8.401 người, chiếm 73,45% tổng lao động.

         Đánh giá: Đạt.

         Như vậy, tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh đạt 03/03 tiêu chí theo quy định đối với đơn vị hành chính cấp thị trấn (có 03 tiêu chí theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thực hiện đánh giá đối với thị trấn: thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước; mức tăng trưởng kinh tế bình quân 03 năm gần nhất; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế).

          Căn cứ 04 tiêu chuẩn thành lập thị trấn quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khu vực dự kiến thành lập thị trấn Sơn Tịnh đã đạt 04/04 tiêu chuẩn theo quy định để thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH THUỘC

HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

 

         I. HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN

        1. Tỉnh Quảng Ngãi

        Theo số liệu đến ngày 31/12/2023, tỉnh Quảng Ngãi có 5.155,25 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.513.450 người; có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng, huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa, huyện Sơn Hà, huyện Sơn Tây, huyện Minh Long, huyện Nghĩa Hành, huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ và huyện Lý Sơn; 173 đơn vị hành chính cấp xã gồm 148 xã, 17 phường, 8 thị trấn.

        2. Huyện Sơn Tịnh

        Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, huyện Sơn Tịnh có 243,86 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 111.072 người; có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc: Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Đông và Tịnh Giang.

        3. Xã Tịnh Hà

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Tịnh Hà có 19,81 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.234 người; có 11 thôn, gồm: thôn Hà Tây, thôn Lâm Lộc Nam, thôn Lâm Lộc Bắc, thôn Ngân Giang, thôn Hà Trung, thôn Thọ Lộc Bắc, thôn Thọ Lộc Đông, thôn Thọ Lộc Tây, thôn Trường Xuân, thôn Hà Nhai Nam, thôn Hà Nhai Bắc.

          4. Xã Tịnh Sơn

           Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Tịnh Sơn có 14,73 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.336 người; có 05 thôn, gồm: thôn Diên Niên, thôn An Thọ, thôn Phước Lộc Tây, thôn Phước Lộc Đông, thôn Bình Thọ.

          II. PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH THUỘC HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

           1. Thành lập thị trấn Sơn Tịnh trên cơ sở toàn bộ 19,81 km2 diện tích tự nhiên và dân số xã Tịnh Hà (18.234 người) và một phần (khoảng 37 ha) diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn (403 người) thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

          2. Tên gọi: Thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

          3. Thị trấn Sơn Tịnh sau khi thành lập, gồm có 11 tổ dân phố.

          4. Địa giới hành chính của thị trấn Sơn Tịnh:

           - Phía Đông: giáp xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi;

           - Phía Tây: giáp xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh;

           - Phía Nam: Sông Trà Khúc là ranh giới tự nhiên, giáp phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi và xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa;

          - Phía Bắc: giáp xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh.

          5. Trụ sở làm việc của thị trấn Sơn Tịnh: sử dụng trụ sở làm việc hiện tại của xã Tịnh Hà.

           III. KẾT QUẢ SAU KHI THÀNH LẬP THỊ TRẤN SƠN TỊNH, HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

           1. Tỉnh Quảng Ngãi

           Tỉnh Quảng Ngãi không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc. Trong đó: cấp xã tăng 01 thị trấn và giảm 01 xã.

           2. Huyện Sơn Tịnh

           Huyện Sơn Tịnh không thay đổi diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số lượng đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó: tăng 01  thị trấn và giảm 01 xã.

          Huyện Sơn Tịnh có 243,86 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 111.072 người; có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: 01 thị trấn (Sơn Tịnh) và 10 xã (Tịnh Phong, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Đông và Tịnh Giang).

         3. Thị trấn Sơn Tịnh

          Thị trấn Sơn Tịnh có 20,18 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.637 người; có 11 tổ dân phố, gồm: TDP Hà Tây, TDP Lâm Lộc Nam (bao gồm Đội 3 thôn Phước Lộc Đông, xã Tịnh Sơn), TDP Lâm Lộc Bắc, TDP Ngân Giang, TDP Hà Trung, TDP Thọ Lộc Bắc, TDP Thọ Lộc Đông, TDP Thọ Lộc Tây, TDP Trường Xuân, TDP Hà Nhai Nam, TDP Hà Nhai Bắc.

         4. Xã Tịnh Sơn

          Xã Tịnh Sơn có 14,26 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.933 người; có 05 thôn, gồm: thôn Diên Niên, thôn An Thọ, thôn Phước Lộc Tây, thôn Phước Lộc Đông, thôn Bình Thọ.

Phần thứ ba

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CỦA THỊ TRẤN SƠN TỊNH SAU KHI THÀNH LẬP

 

          I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

         1. Kinh tế - xã hội

          Theo quy hoạch, thị trấn Sơn Tịnh là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tịnh đẩy mạnh đầu tư, thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống các công trình đô thị trên địa bàn. Đây sẽ là cơ hội để Sơn Tịnh vươn tầm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

          2. Quản lý hành chính

         Thành lập thị trấn là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn nói riêng và huyện Sơn Tịnh nói chung thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính, giảm gánh nặng trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

          3. Đời sống nhân dân

           Thị trấn Sơn Tịnh được thành lập sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tịnh nói chung và đô thị Sơn Tịnh nói riêng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của địa phương để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các công trình công cộng, trường học, trạm y tế,... từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phục vụ đời sống Nhân dân.

          4. Môi trường, cảnh quan đô thị và an ninh trật tự an toàn xã hội

             Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng phát triển kiến trúc bền vững, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa trên địa bàn thị trấn Sơn Tịnh; tạo điều kiện khai thác tiềm năng và lợi thế vốn có, làm động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc của tỉnh.

            Với việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ xã thành thị trấn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng - an ninh.

              Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần cũng như nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên sẽ góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; hạn chế điều kiện phát sinh tội phạm. Hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp giúp cho việc đi lại được thuận lợi, góp phần củng cố quốc phòng - an ninh, giảm thiểu tai nạn giao thông.

             II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

              1. Quan điểm phát triển

               Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 cần đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ để đến cuối nhiệm kỳ đạt từ 70-80% trong cơ cấu kinh tế (hiện nay đạt 60%); phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị từ xã đến thôn thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

                2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

               a) Về phát triển kinh tế

                - Giá trị sản xuất bình quân đầu người: 125.800.000 đồng.

               - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trên 13%/năm.

               - Cơ cấu kinh tế của thị trấn: Công nghiệp - xây dựng chiếm 50%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35%; Nông - lâm nghiệp giảm còn 15%.

               - Thu ngân sách hàng năm vượt so với dự toán từ 10%/năm trở lên.

               b) Về văn hóa - xã hội

               - Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,2 - 0,5%.

               - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 10%.

              - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức 0,9%.

              - Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa 93% trở lên; 100% khu dân cư đạt văn hóa; 100% thôn và cơ quan văn hóa.

              - Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 100%.

              - Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98%.

             c) Về Quốc phòng - An ninh

              - Giao quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu huyện giao.

              - Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt chỉ tiêu theo quy định.

              d) Về công tác xây dựng Đảng

             - Hàng năm số chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 20%.

             - Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trên 80 %, trong đó: xuất sắc 20%.

             - Phát triển từ 25 - 30 đảng viên mới.

             3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

            Chỉ đạo các giải pháp phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế; thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh, buôn bán, thu hút các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng các khu thương mại - dịch vụ khu vực trung tâm huyện, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ: vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, sửa chữa và các dịch vụ khác.

             Đẩy mạnh, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mở rộng các mô hình kinh tế trang trại, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phấn đấu đạt giá trị sản xuất 70- 80 triệu đồng/ha.

             4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng đô thị

            Đầu tư các dự án giao thông mang tính liên kết vùng nhằm kết nối huyện Sơn Tịnh nói chung và thị trấn Sơn Tịnh nói riêng với các đô thị trong và ngoài tỉnh. Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung. Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng đồng thời với việc đầu tư phương tiện vận chuyển.

Phần thứ tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

             Qua nhiều năm phấn đấu, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Sơn Tịnh nói chung và xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn nói riêng trong việc phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc cải tạo chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một được nâng cao. Thành lập thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành, phát triển của huyện Sơn Tịnh và xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn. Tạo động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

            Việc thành lập thị trấn Sơn Tịnh là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Là bước ngoặt để Sơn Tịnh tiếp tục phát triển, phấn đấu trở thành trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tịnh. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Sơn Tịnh nói riêng./.

 

 

Xã Tịnh Hà | Cổng thông tin điện tử xã Tịnh Hà

Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân xã Tịnh Hà.

Điện thoại: 0255 3842272; Fax: 0255 3842272;Email: ubndxatinhha@gmail.com.

Địa chỉ: Quốc lộ 24B, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tịnh Hà.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang