Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 10/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Mục đích nhằm tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp PCTNLPTC theo chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTNLPTC tỉnh; từng bước ngăn chặn, đầy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, các ngành, củng cố lòng tin của Nhân dân; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính, trách nhiệm, có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tăng cường phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ và kiểm soát quyền lực nhà nước đối với người có chức vụ, quyền hạn. Kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo Kế hoạch, tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể là công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quán triệt, thể chế hóa các quy định của Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác PCTNLPTC. Kịp thời quán triệt, triển khai các quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTNLPTC. Thể chế hóa các quy định về công tác PCTNLPTC của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTNLPTC. Kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về PCTNLPTC
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Công khai, minh bạch đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018. Rà soát, bổ sung ban hành công khai các bộ thủ tục hành chính, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Xây dựng, xác định danh mục thông tin, trình tự thực hiện công khai, minh bạch và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; gắn với trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó theo quy định. Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn tại các cơ quan, đơn vị, địa phương do mình quản lý; kiên quyết xử lý người có hành vi vi phạm. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập
Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan, đơn vị. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm phải kịp thời chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Tổ chức thực hiện thanh tra theo đúng kế hoạch được phê duyệt; tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm gây bức xúc trong xã hội. Chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm ngay trong quá trình thanh tra, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
Tập trung tham mưu và xem xét, xử lý, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền các đơn thư phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm phải kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét xử lý, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển. Áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng theo quy định.
Tổ chức thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Chủ động xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật theo Điều 79 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ
Thực hiện có hiệu quả công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác PCTN khu vực ngoài nhà nước; tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ. Nâng cao chất lượng đánh giá công tác PCTN theo Bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ.