CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Tỉnh Quảng Ngãi

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ký ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước còn bất cập, thiếu tính khả thi, không phù hợp với thực tiễn, chưa đảm bảo tính thống nhất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước; đánh giá kết quả thực hiện và rà soát nội dung Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương 

Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai công tác quán triệt, truyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

Yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phối hợp với Sở Tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước cũng như trong quá trình giải quyết các vụ việc bồi thường nhà nước theo đúng quy định của Quyết định số 1262/QĐ-UBND; thực hiện nghiêm trách nhiệm gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước

Sở Tư pháp chủ động phối hợp với các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc phối hợp thực hiện trong công tác bồi thường nhà nước; tổng hợp, báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phối hợp.   

Công tác xác minh thiệt hại và thương lượng việc bồi thường nhà nước. Giao Sở Tư pháp, Sở Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường đối với các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước phát sinh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Điều 19 và Điều 21 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP.

Công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước. Giao các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trong quá trình triển khai công tác quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước và thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước nếu có khó khăn, vướng mắc, chủ động có văn bản gửi Sở Tư pháp để được hướng dẫn nghiệp vụ.

Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, quán triệt các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường của nhà nước; thực hiện đúng các quy định, quy trình về chuyên môn, nghiệp vụ để hạn chế thấp nhất các vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; đối với các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước phát sinh phải kịp thời thụ lý, giải quyết dứt điểm, bảo đảm đúng quy định của pháp luật; không để tình trạng vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước tồn đọng, kéo dài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cũng như lợi ích của Nhà nước.

Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động nắm bắt tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý; định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp (qua Sở Tư pháp) kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước; chủ động dự báo khả năng phát sinh yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án thông qua kết quả rà soát các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động chuyên môn của các sở, ban ngành, địa phương; các bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Tư pháp kết quả dự báo để Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo kịp thời trong công tác bồi thường nhà nước.

Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm bắt tình hình thực hiện công tác bồi thường trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt việc lập và cập nhật danh mục vụ việc yêu cầu bồi thường; tổng hợp, thống kê báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Thông tư số 08/2019/TT-BTP.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương.

Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường nhà nước, đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng với yêu cầu bồi thường nhà nước khi phát sinh vụ việc bồi thường nhà nước; tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, bổ sung, cấp kinh phí bồi thường, chi trả tiền bồi thường, quyết toán kinh phí bồi thường, thu nộp tiền hoàn trả về bồi thường theo quy định.

BTV